Xin quý thính giả điền tựa đề bài hát có dấu tiếng Việt, vào ô SEARCH bên tay phải để kiếm bài hát mình muốn nghe.
Click Vào Đây Để Thưởng Thức Những Nhạc Phẩm TOP HITS Của NS Hoàng Thanh Tâm trên YOUTUBE

Friday, July 31, 2009

VẾT THƯƠNG ĐỜI CỦA EM (Hoàng Thanh Tâm)

Gởi Trần Trung Đạo, Huỳnh Duy Lộc, Thế Dũng Trần, PV Hai, Hoàng Dược Sư, Hoàng Guitar, Agonboy, Linh Phương, Huỳnh Thanh Luân….

“… Khi tôi nhặt một người ngoài đường phố, đang đói khát, tôi cho người ấy một đĩa cơm, một miếng bánh, tôi cảm thấy hài lòng vì đã cứu đói cho người ấy. Nhưng khi một người bị gạt bỏ, cảm thấy mình sống thừa thãi, không được yêu thương, sống trong kinh hãi, con người đang bị gạt ra bên lề xã hội – sự nghèo khổ ấy là khốn khổ hơn, tôi thấy rất khó mà cứu giúp.”  

Mẹ Teresa


Khoảng năm 1988, khi mới từ Canberra dọn về Sydney sinh sống, tôi thường hay đọc tờ báo bán nguyệt san Làng Văn do NS Nguyễn Hữu Nghĩa chủ trương, xuất bản tại Canada. Có một lần tôi đã đọc một bài viết trong tờ báo này, nói về nhạc phẩm “Đời gọi em biết bao lần” của NS Trịnh Công Sơn.

Sau khi đọc xong bài viết và nghe nhạc phẩm này của NS Trịnh Công Sơn, lòng tôi cảm thấy buồn bã như bị đánh mất một thứ gì quý báu trong đời…. Buồn vì thấy có những điều không thực tế với những lời lẽ trong bản nhạc này. Càng buồn hơn vì NS Trịnh Công Sơn là một người nhạc sĩ mà tôi đã vô cùng ngưỡng mộ từ lúc tôi mới chỉ là một cậu bé 13 tuổi, qua hai nhạc phẩm “Người già em b锓Giọt nước mắt cho quê hương”. Hai tác phẩm của NS Trịnh Công Sơn mà tôi biết lần đầu tiên trong đời, nằm trong tập nhạc “CA KHÚC DA VÀNG _Thần thoại quê hương, tình yêu và thân phận” của ông.

Vào thời điểm này, tôi chỉ mới bắt đầu chính thức bước vào lãnh vực sáng tác ca khúc tại hải ngoại được hai năm, với 2 album nhạc tình ca Hoàng Thanh Tâm gồm những sáng tác mới của tôi đã được phát hành ở Hoa Kỳ là “Lời Tình Buồn”“Khúc nhạc sầu cho em”.

Những ngày sau đó, tôi đã viết nhạc phẩm “Vết thương đời của em”, như để xoa dịu cho chính tôi những bứt rứt và khó chịu trong lòng. Vì vậy nhạc phẩm này đã ra đời, không phải chỉ là niềm cảm thông của tôi đến với những thân phận tăm tối của những cô gái ở quê nhà, mà còn là sự thôi thúc từ những mong muốn nói lên suy nghĩ của tôi về một thực trạng trên quê hương mình…

Những giai điệu với tiết tấu có pha chút “blues” trong bản nhạc “Đời gọi em biết bao lần” của NS Trịnh Công Sơn rất hấp dẫn và lôi cuốn người nghe, như bao tuyệt phẩm khác của ông … Nhưng theo riêng cảm nhận của tôi thì những lời lẽ trong bản nhạc có vẻ như … quá lý tưởng và xa rời thực tế!

Bản nhạc đã vẽ lên một bức họa như một thiên đường đầy hoa thơm cỏ lạ và những yêu thương ngút ngàn chỉ có trên … tiên giới. Nơi đó không có sự đói khổ nghèo khốn hay những ngày tháng lang thang vất vưởng của những thân phận tăm tối, không có nỗi sợ hãi của những bắt bớ tù đày, không có nỗi cô đơn trĩu nặng trong tâm hồn, không còn những giọt nước mắt tủi nhục nghẹn ngào trong đêm, sau những giờ phút thân xác bị tả tơi vùi dập …. Mà chỉ có đôi tay dang rộng đầy yêu thương của cuộc đời sau những lầm lỡ, và sự nâng niu vỗ về bằng những cành hoa thơm ngát giữa tâm hồn mà “cuộc đời” dâng tặng?!!!

“…Đời gọi em về giữa yêu thương
Để trả em ngày tháng êm đềm
Trả lại nắng trong tim
Trả lại thoáng hương thơm…”

Hay:

“…Đời nhẹ nâng bước chân em
Về lại trong phố thênh thang
Bao buồn xưa sẽ quên
Hãy yêu khi đời mang đến
Một cành hoa giữa tâm hồn…”


Trong thời điểm của cuộc nội chiến tương tàn, giữa 2 miền Nam Bắc, NS Trịnh Công Sơn đã vẽ những bức họa thật sống động và xác thực về những thảm cảnh của chiến tranh trong những nhạc phẩm như: Tình ca người mất trí, Ngụ ngôn mùa đông, Người con gái Việt Nam da vàng, Du Mục, Ngụ ngôn mùa đông, Hát trên những xác người, Bài ca dành cho những xác người vv… với những hình ảnh có thật mà ông đã chứng kiến trong tết Mậu Thân, ngay lúc ông đang ở Huế… Và những hình ảnh đau thương đẫm lệ trong suốt chiều dài của cuộc chiến được ông viết lên bằng trái tim hằn sâu những vết thương đau, đã làm rúng động hằng triệu người Việt Nam cũng như toàn thế giới, khiến cho những con tim chai sạn nhất cũng phải đổ lệ ngậm ngùi …Những hình ảnh như:

“…Tôi có người yêu bỏ xác trôi sông
Chết ngoài ruộng đồng, chết rừng mịt mùng
Chết lạnh lùng mình cháy như than….”

“…Tôi có người yêu nằm chết cong queo
Chết vào lòng đèo, chết cạnh gầm cầu
Chết nghẹn ngào mình không manh áo..”
Tình ca người mất trí (Trịnh Công Sơn)

“…Người con gái một hôm qua làng
đi trong đêm, đêm vang ầm tiếng súng
Người gái chợt ôm tim mình
trên da thơm, vết máu loang dần…”

“…Ôi cái chết đau thương vô tình
Ôi đất nước u mê ngàn năm
Em đã đến quê hương một mình
Riêng tôi vẫn âu lo đi tìm…”
Người con gái Việt Nam da vàng (Trịnh Công Sơn)

“…Xác người nằm quanh đây,
trong mưa lạnh này
Bên xác người già yếu,
có xác còn thơ ngây
Xác nào là em tôi,
dưới hố hầm này
Trong những vùng lửa cháy,
bên những vồng ngô khoai…”
Bài ca dành cho những xác người (Trịnh Công Sơn)

Những hình ảnh ghê rợn, thê lương và đầy tính xác thực trong những ca khúc của TCS trên, không hề được một giải thưởng nào từ chính quyền của cả 2 miền đất nước, và hầu hết những nhạc phẩm này, cho đến hôm nay vẫn nằm trong danh mục cấm, dù chiến tranh đã kết thúc hơn 34 năm?!!....

Nhưng nhạc phẩm “Đời gọi em biết bao lần” của NS Trịnh Công Sơn viết năm 1979, đánh dấu sự trở lại của ông sau mấy năm “im hơi lặng tiếng” lại được trao giải thưởng cho bài hát hay nhất trong phim “Tội lỗi cuối cùng”?!!!

Những phẩn uất của TCS đối với “bạo cường”, đối với “tham vọng” của con người trong “Hãy sống giùm tôi” đã không còn tìm thấy được trong những tác phẩm của ông sau 1975…

“Hãy sống giùm tôi
Hãy nói giùm tôi
Hãy thở giùm tôi
Thịt da này dành cho thù hận
Cho bạo cường
Cho tham vọng của một lũ điên…”
Hãy sống giùm tôi_Trịnh Công Sơn

Điều này đồng nghĩa với sau 1975, đất nước chúng ta đã không còn “bạo cường” và không còn “tham vọng của một lũ điên” hoặc giả NS Trịnh Công Sơn không có sự lựa chọn để nói lên sự thật những gì mình muốn nói!

Khi người nghệ sĩ chân chính không nói lên được những uất nghẹn quằn quại trong trái tim của mình, thì sự phẩn nộ từ chính lương tâm và lòng chân thật sẽ dẫn tới sự tuyệt vọng chán chường trong tâm hồn…, Và cuối cùng ông cũng đã tâm sự với cuộc đời, với mọi người những gì chân thật nhất từ trái tim của một con người Việt Nam, đã trải nghiệm qua biết bao đau thương rằng, ông không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng của mình, bởi ông biết rằng niềm vinh quang mà ông đã hằng ấp ủ trong suốt cuộc đời mình chỉ là điều dối trá:

Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng, tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá.
Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng, để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa. Tôi không muốn khuyến khích sự khổ hạnh, nhưng mỗi chúng ta hãy thử sống, cùng một lúc, vừa là kẻ chiến thắng, vừa là kẻ chiến bại… Nỗi vinh nhục đã mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường.”
Lời tự sự của Trịnh Công Sơn


LỜI TỰ SỰ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN (Đỗ Trung Quân diễn đọc)



Khi trở lại Mỹ năm 1988 để thực hiện băng nhạc tình ca Hoàng Thanh Tâm 3, chủ đề “Tháng Sáu Trời Mưa” với trung tâm Diễm Xưa, tôi đã mời ca sĩ Khánh Ly thâu âm nhạc phẩm “Vết Thương Đời Của Em” trong cuốn băng này.

Chị Khánh Ly đã bằng lòng trình bày nhạc phẩm này, nhưng đến phút cuối thì chị đã không đến được Asia studio để thâu âm vì bị bệnh! Sau đó tôi đã mời ca sĩ Julie trình bày bài này thay cho chị Khánh Ly

Những lời lẽ trong “Vết thương đời của em” đã vẽ lại một bức tranh khác hẳn với những hình ảnh trong “Đời gọi em biết bao lần”, vì đó là những cảnh đời tôi nhìn thấy thật sự ngoài đời. Tôi đã viết lên những rung cảm rất trung thực từ trong suy nghĩ của mình không qua một đơn đặt hàng, hay cho một chủ đích hoặc kỳ vọng ở một sự cổ vũ nào cả!

Tôi nhớ có một lần năm 1988, một chương trình phát thanh Việt ngữ ở Melbourne cho phát bài hát “Vết thương đời của em” và phỏng vấn tôi trong chương trình phát thanh, với câu hỏi đại ý tôi có muốn dùng âm nhạc của mình như một công cụ để góp phần vào công cuộc đấu tranh dân chủ vv… Tôi đã trả lời là tôi không đủ khả năng để làm cái công việc lớn lao đó, âm nhạc tôi chỉ là tiếng nói trung thực từ những cảm xúc của riêng tôi, và tôi không có tham vọng dùng âm nhạc của mình để phục vụ cho một cá nhân hay đoàn thể nào cả. Âm nhạc tôi chỉ đơn thuần là những tâm tư tình cảm riêng tư của tôi, gởi đến những thính giả đồng cảm, như một lời tâm sự về những buồn vui của kiếp sống quanh tôi…

“Vết thương đời của em” đã được viết lên từ nỗi buồn pha lẫn chút phẩn nộ … Nỗi buồn tựa như một người tình phụ, đã đặt hết lòng tin yêu trong trái tim mình, để rồi chỉ nhận lại từ người mình yêu, những lời yêu thương thoát ra từ “chót lưỡi đầu môi”….

NS Trịnh Công Sơn không hề gian dối với những rung động thật sự trong những sáng tác của ông, mà chỉ vì đôi khi ông đã quá yêu cái “hình tượng” mà người ta đã đặt sẳn trong một bối cảnh có chủ đích, để nhờ ông nói lên “hộ” những gì họ muốn nói…. Và vô tình ông đã tiếp tay cho những dối trá, trong khi chính bản thân ông không hề nghĩ đến những khác biệt giữa kiếp đời hư thực….

KIếp đời của những người con gái trong “Vết thương đời của em” là những thân phận nghiệt ngã mà cuộc đời hay chính bản thân của họ đã dìm họ chìm sâu trong những vũng lầy tăm tối của kiếp sống: sự tăm tối của nghèo đói, sự tăm tối của tri thức không được dạy dỗ để hiểu giá trị nhân phẩm của con người, sự tăm tối của những trí óc non dại chưa đủ trí khôn để có thể tránh xa những cạm bẫy cuộc đời, và sự tăm tối của thói quen không cưởng lại sức cám dỗ từ những đam mê phù phiếm và những đồng tiền dơ bẩn của những kẻ “ăn trên ngồi trước”…

Một điều hết sức phi lý của luật pháp Việt Nam là những gái mại dâm khi bị bắt quả tang, sẽ bị kết tội và bị đưa vào “trường phục hồi nhân phẩm”, trong khi những người đàn ông đã dập vùi thân xác của những cô gái này bằng đồng tiền dơ bẩn của mình, thì chỉ bị “xử phạt hành chính”?!!

Điều này đồng nghĩa với việc những người mua dâm không bị tội, chỉ có người bán dâm mới có tội mà thôi. Vì vậy những lời lẽ trong bản nhạc “Đời gọi em biết bao lần”, nếu áp dụng cho người đàn ông trong hoàn cảnh này, có lẽ sẽ thích hợp hơn nhiều…

“… Đời gọi“anh”về giữa yêu thương
Để trả”anh”ngày tháng êm đềm…”

“… Đời nhẹ nâng bước chân“anh”
Về lại trong phố thênh thang…”


Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu và nhìn vào những nguyên nhân sâu xa, cũng như hoàn cảnh của một xã hội nhiễu nhương hiện tại, để phân tích một cách khách quan, thì sẽ thấy rằng những cô gái được đề cập ở đây thật sự chỉ là nạn nhân, chớ không phải là thủ phạm của những tội lỗi mà cuộc đời đã gán ép cho họ.

“Vết thương đời của em” đã được viết lên từ những suy nghĩ về thân phận của những con người “tội lỗi” này. Những con người chỉ biết lầm lũi chạy trốn để tránh những vết dao oan nghiệt mà cuộc đời đã cứa lên, thành những vết thương trong tâm hồn mình. Và khi lòng bao dung của con người không đi đôi với việc giải quyết những đói khổ và cô đơn trong kiếp sống hay trong tâm hồn họ, thì những cô gái đáng thương kia sẽ chẳng bao giờ có được một lối thoát cho một “tội lỗi cuối cùng”…
Hoàng Thanh Tâm


VẾT THƯƠNG ĐỜI CỦA EM - Kiều Nga
Nhạc và lời : Hoàng Thanh Tâm
Trình bày : Kiều Nga


Đi về đâu hỡi em,
Khi màn đêm đã che mặt trời
Khi hoàng hôn xuống trên phận đời
Khi loài người đã bỏ rơi em
Đi về đâu hỡi em,
Bạn bè xưa giờ đã phân ly
Người tình xưa giờ đã ra đi,
Còn lại em suối tuôn bờ mi

Đi về đâu hỡi em, khi đời hoang vắng bao tình người
Khi lòng khan hiếm bao nụ cười
Khi hận thù vây bủa thân em
Đi về đâu hỡi em, từng ngày vui chìm khuất trong mây
Mộng đời tan thành khói sương bay
Em quên giấc mơ đời nồng say.

Đời xua em xa bến bờ yêu thương
Đời xô em đến cõi đời hoang sơ
Đêm áo cơm nhuốc nhơ đời em
Đêm buốt đau vết thương trần gian

Đi về đâu hỡi em, khi đời giăng mắc bao ngục tù
Khi lòng băng giá như tượng buồn
Bia mộ còn khát vọng yêu thương
Đi về đâu hỡi em, giòng lệ khô vùi lấp ngây thơ
Thuở đời vui tàn úa như mơ
Em chỉ muốn tan thành hư vô.

CODA :
Đi về đâu hỡi em
Đi về đâu hỡi em
Em không còn gì để mất
Bên cõi đời tăm tối, em ơi!......



Đi về đâu hỡi em, khi đời giăng mắc bao ngục tù
Khi lòng băng giá như tượng buồn
Bia mộ còn khát vọng yêu thương


Đi về đâu hỡi em, khi màn đêm đã che mặt trời
Khi hoàng hôn xuống trên phận đời
Khi loài người đã bỏ rơi em


Đi về đâu hỡi em, khi đời hoang vắng bao tình người
Khi lòng khan hiếm bao nụ cười
Khi hận thù vây bủa thân em


Đời xua em xa bến bờ yêu thương
Đời xô em đến cõi đời hoang sơ


Đêm áo cơm nhuốc nhơ đời em
Đêm buốt đau vết thương trần gian…


Đi về đâu hỡi em, giòng lệ khô vùi lấp ngây thơ
Thuở đời vui tàn úa như mơ
Em chỉ muốn tan thành hư vô.


Em không còn gì để mất
Bên cõi đời tăm tối, em ơi!......

Nhạc phẩm "Vết Thương Đời Của Em" được viết tại Sydney năm 1988. Ca sĩ Julie thu âm lần đầu tiên trong băng nhạc "Tháng Sáu Trời Mưa"(tình ca Hoàng Thanh Tâm 3) do trung tâm Diễm Xưa phát hành tại Hoa Kỳ năm 1988

Nghe "Vết Thương Đời Của Em" qua tiếng hát Julie

VẾT THƯƠNG ĐỜI CỦA EM - Julie







free counters

7 comments:

agon said...

Cám ơn anh đã bỏ công sức giải thích tỉ mỉ hoàn cảnh ra đời của nhạc phẩm "Vết thương đời của em". Nếu chỉ đơn thuần là "nghe nhạc", như A một lần có viết trong blog này của anh, không nhất thiết phải tường tận mọi ngóc ngách đời tư của một ca nhạc sĩ nào đó do duyên nợ mà gắn tên tuổi mình với một tác phẩm nào đó. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu về lịch sử âm nhạc, bối cảnh ra đời của một tác phẩm thì những tiểu tiết có khi ta cho là "làm hoen ố tính nghệ thuật" hay "vụn vặt không cần thiết" lại giúp ích rất nhiều.
A thỉnh thoảng sẽ lại ra những "đơn đặt hàng" bắt đầu bằng câu hỏi "tại sao" như vậy với mong muốn rằng những nhạc phẩm của anh sẽ được các bạn yêu nhạc khác hiểu và yêu thích đúng với nội dung của nó mà không bị làm méo mó bởi sự suy diễn theo những chiều hướng kỳ quặc. Mong là anh sẽ kiên nhẫn "không bỏ cuộc chơi" :-)

Có thể kể ra rất nhiều (và suy diễn thêm đủ thứ) về những lý do khiến tuyển tập "Ca Khúc Da Vàng" giờ này vẫn còn bị cấm nhưng khó bỏ qua lý do là cấm bởi ý tưởng gọi "cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc" là "hai mươi năm nội chiến từng ngày". Nếu là một văn công tay mơ thì chắc sự thể cũng không có gì nghiêm trọng, người ta có thể cho lưu hành với hàng chữ "những bản nhạc này phản ánh quan điểm riêng của tác giả" nhưng với một người nổi tiếng như cố nhạc sĩ họ Trịnh thì khó làm được như vậy. Khi không lường được tác động, người ta cấm cho chắc ăn (!).Tương tự như chuyện ở Hà Lan, cần sa được cho phép, xóm đèn đỏ mở cửa hợp pháp nhưng ở những nước khác thì không. Tại Nhật, báo chí đã từng nói đến sự phi lý của việc cấm cần sa khi chỉ ra rằng Bộ Y tế Nhật chưa bao giờ thực hiện nghiên cứu nào chỉ ra tác dụng xấu của cần sa là gì, ảnh hưởng đến đâu. Tất cả chỉ là "người ta nói không tốt, cấm". Mặt khác, cấm trồng, hút cần sa, sở hữu vài gam cũng bị bắt bỏ tù nhưng hạt cần sa sau khi rang lên thì được nhập vào Nhật một cách hợp pháp để trộn vào một loại ớt bột (nhiều người Nhật thích loại ớt bột 7 vị mà họ gọi là Shichimi)
Vẫn là những tấn trò đời bề ngoài trông từa tựa nhau nhưng khi luật chơi khác nhau, thực khó mà kỳ vọng sẽ có được một kết quả chung. Vả chăng, khác biệt như thế mới thật là trò đời.

PVH said...

Giọng ca quá đỗi mượt mà, lại mô tả những mảnh đời quá ư gai góc, âu cũng là cái lẽ éo le thường nhật ở đời.
Giai điệu bài hát nhẹ và buồn, ca từ mộc mạc và dễ gần hơn so với "Đời gọi em biết bao lần" - vốn chứa nhiều uẩn khúc, lạ thường trong ca từ của NS-TCS.

Có điều, không biết tác giả của nó có lợi dụng để "dụ khị" các "kiều nữ Sài thành" không ta? Có trời biết nhỉ...

Anonymous said...

Tam oi,Phuong Vu day,ve SG 2 lan tim bo kg gap,kiem e mail cung kg co luon.
mail cua PV: phuongvumusic@yahoo.com
web:http://phuongvu9.com
Cho hoi am do
than men

Nhạc sĩ HOÀNG THANH TÂM said...

Chú Hải này coi vậy mà “đáo để” lắm! Thích “đá giò lái” chơi khăm người khác cho người ta tức … khí mà khai sự thật. Đừng hòng bạn ơi, HTT rất “gentleman”, chẳng bao giờ “dụ khị” mấy em “kiều nữ Sài thành”, chỉ có điều:

“ … Hải đường mơn mởn cành tơ,
Triều xuân càng gió càng mưa càng nồng.
Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng,
Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng?...”


Nghĩa là cùng lắm là HTT bị mấy em “dụ khị” thôi hà … Hehehe

Nhạc sĩ HOÀNG THANH TÂM said...
This comment has been removed by the author.
Nhạc sĩ HOÀNG THANH TÂM said...

Agonboy ơi, không hiểu có ai nói với A. điều gì về bài hát này không mà A. nói rằng “mong sẽ được các bạn yêu nhạc khác hiểu và yêu thích đúng với nội dung của nó mà không bị làm méo mó bởi sự suy diễn theo những chiều hướng kỳ quặc”.
Thiết nghĩ những lời nhạc trong “Vết thương đời của em”, rất giản dị, và cảm tính theo chiều hướng nhân bản cũng dễ thấy được rất rõ ràng trong bài hát. Agonboy có thể giải thích rõ hơn suy diễn theo chiều hướng kỳ quặc là như thế nào?

agon said...

Hi anh, lâu rồi mới có chút thời gian để ghé vào nghe nhạc và đọc được câu hỏi của anh ở đây.

Không phải ai đó nói điều gì cụ thể về bài hát này, chỉ là A nhân cơ hội anh đang bàn về lời hát để tự nhắc mình, nói lên đại ý rằng hãy thoải mái thưởng thức âm nhạc hơn là cắt rời những câu nhạc ra khỏi bài nhạc, hoàn cảnh sáng tác để ghép nó vào với một giải thích lạ lùng nào đó như trong trường hợp câu "cúi xuống cho tình dấy lên" gán với hình ảnh người vợ rũ rượi bên xác chồng chết trận. Cũng có thể, vị cố nhạc sĩ tài hoa ấy đã có nói điều gì tương tự như vậy ở một hoàn cảnh mà ông buộc lòng phải nói thế mà không thể khác hơn. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa của ca từ thôi thì dù chủ quan cách mấy cũng không thể thấy đó là tả cảnh vợ khóc chồng chết được. Đơn giản như là...đang giỡn vậy thôi.

14324546_517332278463620_4388623528117976300_o
Blog Widget by LinkWithin

nhạc sĩ HOÀNG THANH TÂM